Bối cảnh Chiến_tranh_Tây_Sơn-Chúa_Trịnh

Bài chi tiết: Trận Cẩm Sa

Từ sau cuộc giao tranh năm 1672, các chúa Trịnhchúa Nguyễn chấm dứt xung đột, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt nước Đại Việt thành Đàng TrongĐàng Ngoài.

Một trăm năm sau, anh em Tây Sơn do Nguyễn Nhạc cầm đầu nổi dậy chống lại họ Nguyễn. Nhận thấy nội biến ở Đàng Trong là cơ hội nam tiến để diệt họ Nguyễn, năm 1774, Trịnh Sâm ở Đàng Ngoài quyết định điều đại quân vào nam. Đầu năm 1775, quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Thuần bỏ chạy vào nam. Thủ lĩnh Tây Sơn Nguyễn Nhạc cũng điều quân từ Quy Nhơn ra đánh Quảng Nam. Hai bên đụng độ ở trận Cẩm Sa, quân Trịnh thắng thế. Nguyễn Nhạc đầu hàng và xin làm tiên phong đánh họ Nguyễn.

Được chúa Trịnh cho hàng, Nguyễn Nhạc tập trung lực lượng đánh bại chúa Nguyễn, chiếm toàn bộ lãnh thổ từ Quảng Nam đến hết Nam Bộ. Năm 1778, sau khi giết được hai chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, đặt niên hiệu Thái Đức. Trịnh Sâm dù biết nhưng không hỏi đến. Năm 1782, Trịnh Sâm chết, hai con là Trịnh KhảiTrịnh Cán tranh nhau làm chúa. Trịnh Khải giết người phụ tá Hoàng Đình Bảo của Trịnh Cán (còn nhỏ), giành lấy ngôi chúa. Thủ hạ của Đình Bảo là Nguyễn Hữu Chỉnh chạy vào nam đầu hàng Tây Sơn.

Năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện tại trận Rạch Gầm-Xoài Mút. Nguyễn Ánh phải chạy lưu vong sang Xiêm. Nguyễn Nhạc làm chủ toàn bộ vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bắt đầu tính đến phía bắc.